Đồng Nai: Tiềm ẩn rủi ro từ việc tăng đột biến diện tích hồ tiêu

Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000 ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000 ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380 ha tiêu. 

Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000 ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000 ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380 ha tiêu. 

Diện tích hồ tiêu “về đích” trước quy hoạch nhiều năm là do thời gian qua, giá hồ tiêu luôn ở mức cao, nông dân đổ xô thay thế các loại cây khác bằng hồ tiêu.

Dù tiêu được coi là cây “vàng,” nhưng việc phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ mất giá vẫn hiện hữu.

Hơn 10 năm qua, gia đình bà Hà Thị Lan (ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã gắn bó với cây chôm chôm. Nhờ năng suất, giá ổn định nên mỗi năm bà Lan về khoảng 60 triệu đồng từ 3.000m2 chôm chôm.

Tháng 8/2015, bà Lan quyết định chặt bỏ toàn bộ diện tích chôm chôm đang thu hoạch để chuyển sang trồng tiêu. Ở ấp Thọ Lộc này nhà nhà đều trồng tiêu, với lợi nhuận mỗi năm trên 1 tỷ đồng/ha. Viễn cảnh về một cuộc sống khá giả khi trồng tiêu giúp bà Lan không thấy tiếc khi phá toàn bộ loại cây đang nuôi sống gia đình mình.

Để trồng 3.000 m2 hồ tiêu, bà Lan phải bỏ ra gần 20 triệu đồng mua giống, phân bón… Cây tiêu sau hơn 3 năm mới cho thu hoạch, từ nay đến lúc đó gia đình bà còn phải bỏ công chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu… mỗi năm phải chi hàng chục triệu đồng. Ngày hưởng quả ngọt còn rất xa và chính bàn Lan cũng hoài nghi về tương lai.

Bà Lan nói: “Nếu giá cứ giữ như hiện nay, khoảng 200.000 đồng/kg, cây tiêu nhà tôi phát triển tốt thì năm 2019 cho thu hoạch, lúc đó lợi nhuận từ cây tiêu mỗi năm đạt trên 500 triệu đồng. Đó là nhẩm tính theo chiều tích cực, chứ tôi rất lo tiêu bị chết vì dịch bệnh, giá sẽ giảm.”

Bắt đầu trồng tiêu từ năm 2009, đến nay ông Trần Văn Cảnh (xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã có 2ha tiêu đang cho thu hoạch. Đầu năm 2015, ông Cảnh trồng thêm 4.000 m2 hồ tiêu, ngoài ra, ông còn tận dụng những khoảng trống trong vườn của gia đình để đặt nọc tiêu.

Ông Cảnh chia sẻ: “Đất sản xuất của nhà tôi nay đã trồng tiêu hết, ở trong vườn chỗ nào thừa đất là tôi đào hố trồng tiêu, thêm được cây nào hay cây đó, với tôi mỗi cây tiêu là một cây vàng. Năm 2014, lợi nhuận từ 2ha hồ tiêu của gia đình đạt trên 2 tỷ đồng.”

Chạy theo lợi nhuận, nhiều diện tích cây công nghiệp lâu năm cho thu nhập ổn định ở Đồng Nai như điều, cao su đã bị chặt bỏ hàng loạt để nhường chỗ cho cây hồ tiêu. Tại huyện Xuân Lộc, từ đầu năm 2015 đến nay diện tích hồ tiêu đã tăng thêm trên 300 ha, huyện Cẩm Mỹ tăng thêm 400 ha.

Ở các huyện như Thống Nhất, Trảng Bom, thị xã Long Khánh, từ năm 2012 đến nay, diện tích trồng hồ tiêu cũng tăng đột biến.

Bà Nguyễn Thị Hiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Xuân Lộc cho biết hết tháng 10/2015, toàn huyện Xuân Lộc có trên 2.800 ha hồ tiêu. Với giá cao như hiện nay, nhiều khả năng thời gian tới diện tích trồng tiêu trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, người dân cần hiểu rằng, tiêu là loại cây thích nghi với khí hậu nhiệt đới, có sinh lý nhạy cảm. Ở những vị trí như đất cao, đất có độ nghiêng lớn, đất quá thấp, đất lòng chảo, đất sét là không phù hợp để trồng tiêu.

Thời gian qua, ở Đồng Nai đã xảy ra hiện tượng tiêu chết do dịch bệnh, do trồng trên địa hình, địa lý không phù hợp, thiếu nước tưới. Vấn đề giá cả cũng không chắc chắn là sẽ ổn định trong những năm tiếp theo.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai cho biết đến thời điểm này, diện tích hồ tiêu ở Đồng Nai đã tăng vượt quy hoạch đến năm 2020. Hiện, toàn tỉnh có 13.380 ha hồ tiêu, riêng từ đầu năm 2015 đến nay, Đồng Nai có thêm 1.260 ha tiêu.

Những địa phương có nhiều diện tích tiêu trong tỉnh là Cẩm Mỹ (gần 3.800ha), Xuân Lộc (hơn 2.800 ha), Long Khánh (gần 900ha).

Tháng 10/2015, đoàn công tác của Thái Lan đã đến Đồng Nai để trao đổi, học tập kinh nghiệm trồng hồ tiêu, song theo đánh giá của nước bạn, việc trồng tiêu ở Đồng Nai đang cho năng suất thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

tieu hat

Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm hồ tiêu, tỉnh Đồng Nai đang xúc tiến triển khai các dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiêu nhằm tránh tình trạng phát triển ồ ạt dẫn đến rớt giá; khuyến cáo nông dân thận trọng khi mở rộng diện tích hồ tiêu, chỉ thực hiện trồng tiêu trên những vùng đất phù hợp; khuyến khích nông dân áp dụng các quy trình sản xuất tiêu sạch và an toàn nhằm phát triển bền vững và nâng cao giá trị.

Nguồn : Vietnamplus

Tin liên quan

Hỗ trợ trực tuyến
  • Đặt hàng online

    Ms Vy
    090.255.0247
Bài viết nổi bật

Quy trình làm tiêu sạch

Quy trình sản xuất tiêu sạch nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng hạt tiêu cao nhất. Đảm bảo sản phẩm tiêu đen sạch đạt tiêu chuẩn ASTA.

Sức nóng từ thị trường Hồ tiêu

Giữ vững ngôi vương trong suốt 14 năm về xuất khẩu hồ tiêu ra thế giới, đến nay sức nóng của hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa hạ nhiệt. Sau 8 năm trồng hồ tiêu, gia đình ông Nguyễn Văn Hải...

Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu ổn định ở mức cao trước nhu cầu cuối năm

Sau những ngày tạm lắng do kỳ lễ hội Diwali, thị trường hạt tiêu cuối năm đã sớm sôi động. Các thương nhân nội địa và các nhà xuất khẩu hàng đầu đã bắt đầu đẩy mạnh giao dịch trên...

Những điều hạn chế trong nấu ăn để bảo vệ sức khỏe

Để chế biến món ăn ngon và an toàn bạn cần phải nhớ được “15 không” trong nấu ăn. 1. Không luộc rau củ quả quá nhừ để không làm giảm lượng vitamin có trong rau. luộc rau củ quả quá nhừ...

Tiêu chết hàng loạt, nghi bị phun thuốc phá hoại

Gần 500 trong số 1.000 trụ tiêu đang xanh tốt chuẩn bị vào thu kinh doanh bỗng dưng bị héo lá, khô cành, chết rũ hàng loạt, một nửa vườn tiêu xem như mất trắng, ước thiệt hại hơn 500 triệu đồng.

Thống kế truy cập
Đang trực tuyến: 2
Hôm nay: 10